Giá lợn hơi mới nhất ở miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 13/12 cao nhất 32.000 đồng
Dự báo giá heo hơi hôm nay 13/12 ở miền Bắc ổn định. Ngày hôm qua, giá heo có vài nơi tăng nhẹ, trong đó có tỉnh Ninh Bình tăng giá từ 31.000 đồng lên 32.000 đồng một kg và hiện tại đây là tỉnh có giá heo cao nhất cả nước.
Các tỉnh khác như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, giá heo hơi cũng tăng 1.000 đồng lên 29.000 đồng. Hiện tại giá heo hơi bình quân toàn miền là 29.660 đồng một kg, giá heo dao động từ 28.000 đồng đến 32.000 đồng, theo Đời sống & Pháp lý.
Còn tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên giá heo hơi giảm nhẹ khoảng 1.000 đồng ở các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Bình Định. Giá heo hơi toàn khu vực này đang dao động từ 26.000 đồng đến 30.000 đồng một kg.
Miền Nam hiện là nơi có giá heo thấp nhất trên cả nước tuy nhiên hôm nay vẫn tăng nhẹ tại An Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang. Giá heo toàn miền dao động từ 26.000 đồng đến 29.000 đồng một kg.
Quản lý chặt chẽ thức ăn chăn nuôi để ổn định chi phí đầu vào
Để hoàn thiện dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi), Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án luật này.
Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay ngành chăn nuôi trong nước đang đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh, để vừa phát triển sản xuất, giữ ổn định giá cả, vừa giữ thị phần trên sân nhà và hướng đến xuất khẩu, theo báo TTXVN.
Do đó, Luật Chăn nuôi (sửa đổi) sẽ bám sát vào thực tiễn của ngành chăn nuôi, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Các doanh nghiệp cho rằng, Luật Chăn nuôi (sửa đổi) cần phải quy định rõ ràng về điều kiện xuất khẩu, phù hợp với các thông lệ quốc tế, để doanh nghiệp thực hiện và phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, tình trạng giá thấp vẫn đang kéo dài, khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ (chiếm 70%) ngày càng thua lỗ. Tuy nhiên, đây vẫn là lực lượng chăn nuôi chính cần phải được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, thông qua việc tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho người dân. Ngoài ra, cũng cần phải quản lý chặt chẽ thức ăn chăn nuôi, để ổn định chi phí đầu vào cho người dân, tránh leo thang giá cả.
Dự kiến, Dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới. Luật này được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh mới như yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cũng như hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu