Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Theo quan niệm của người Việt, giao thừa là khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm, đây cũng là lúc các vị hành khiển đổi vị trí cho nhau để trông coi việc ở dân gian. Hết năm, vị thần cũ giao lại công việc cho thần mới vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Vì vậy, người dân làm lễ cúng giao thừa để tiễn ông thần cũ và đón ông thần mới. Ngày 30 tháng Chạp còn là ngày trừ tịch, nghĩa là trừ hết năm cũ để sang năm mới. Ngoài ra, còn có nghĩa là trừ khử ma quỷ. Ông cha ta không coi ngày này như một Tết riêng mà xem nó là ngày tiên thường (ngày trước ngày giỗ/ngày cáo giỗ) hôm Nguyên Đán. Vì vậy, trong ngày hôm đó, người dân thường đem trầu cau đi mời ông bà tổ tiên, rồi về cúng Tết.

Xem thêm tin tức liên  quan: 

Gợi ý các món ăn cần có trong mâm cỗ cúng giao thừa



Mâm cỗ cúng giao  thừa gồm gà luộc nguyên con và các món ăn ngon khác gồm cả món xào, luộc, canh khác nhau, tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi gia đình. Hiện nay, các gia đình Việt vẫn không quên có những món ăn truyền thống trong ngày Tết như canh măng hoặc canh bóng, giò lụa, thịt đông, nem rán,…tùy theo từng vùng miền mà các món trên mâm cỗ có thể thay đổi khác nhau. 
Các lễ cật cần có khi cúng tất niên :
  • Hoa tươi, trầu cau
  • Gà luộc Rượu và nước trắng (nước để cúng gia tiên luôn phải là nước chưa qua đun nấu)
  • Lư hương, nhang, tiền vàng
  • Trái cây tươi, thông thường các gia đình sẽ chuẩn bị “ngũ quả” theo quan niệm lâu đời của ông cha ta để gặp may mắn.
  • Bánh mứt kẹo đã được bày biện sẵn trên bàn thờ ngày Tết

0 nhận xét:

Đăng nhận xét