Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Mẹ có con ở giai đoạn 'hoàng kim' của não 3-7-10 tuổi cần học ngay cách dạy này!

Từ góc độ khoa học cho thấy, não bộ của một đứa trẻ 10 tuổi đã được định hình, kể từ lúc này mọi hành vi, suy nghĩ của trẻ về cơ bản sẽ không có gì thay đổi. Một nghiên cứu khoa học khác cho rằng: “3, 7, 10” tuổi là giai đoạn bước ngoặt trong quá trình phát triển não bộ của trẻ, cũng là giai đoạn hoàng kim để phát triển não bộ.
Vì vậy, các ông bố bà mẹ muốn con mình khôn lớn tài giỏi thì nhất định không được bỏ qua 3 giai đoạn hoàng kim này.

KHI TRẺ 3 TUỔI

Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu hình thành ý thức tự chủ mạnh mẽ, có ý thức về bản năng sinh tồn, yêu cầu, đòi hỏi và tìm bạn… Những bản năng này khiến cho trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện: thích cạnh tranh, thích bắt chước, muốn tự mình làm mọi việc hoặc muốn làm bạn và chơi với những người xung quanh.



Tại giai đoạn này, chúng ta cần biết tận dụng có hiệu quả “ý thức cạnh tranh” của trẻ. Ví dụ: Khi chúng ta nói với con rằng: “Cất dọn đồ chơi vào”, thế nhưng trẻ không hề có một động thái gì thì chúng ta có thể nói như sau: “Mẹ với con thi xem ai cất đồ chơi nhanh hơn nhé!”, khi nghe thấy vậy chắc chắn trẻ sẽ hào hứng với việc cất dọn đồ chơi.

Khi bạn muốn trẻ chạy nhanh hơn nhưng trẻ vẫn cố tình đi chậm về phía sau, càng nói lại càng lề mề. Thế nhưng chỉ cần bạn nói với con rằng: “Chúng ta hãy chạy thi nhé!” thì ngay lập tức trẻ sẽ chạy thật nhanh về phía trước.



Trong giai đoạn này, có nhiều trẻ vẫn chưa biết thể hiện cảm xúc, tâm tư tình cảm, con vẫn chỉ biết khóc và ăn vạ để người lớn đáp ứng nhu cầu. Bố mẹ trước tiên phải hiểu được con mình muốn gì, sau đó có thể đưa ra những phương án để trẻ lựa chọn, tuyệt đối là không được dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Ví dụ như trẻ la hét và khóc lóc khi không được xem ti vi nữa, mẹ có thể đưa ra lựa chọn khác để đánh lạc hướng của trẻ như: đi tắm, dắt chó đi dạo hoặc chơi đồ chơi cùng bố mẹ… cách làm như vậy sẽ hiệu quả hơn việc bạn tự động tắt ti vi mà không thông qua sự thỏa hiệp với con.

>> Mặc quần áo và đắp chăn thế nào để con nằm điều hòa không bị ốm ?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét