Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Vietnam Airlines đã tổ chức một cuộc họp về vấn đề lương của phi công


Mới đây, gần 60 phi công của Vietnam Airlines đã nộp đơn xin nghỉ việc. Theo một số phi công, nguyên nhân là do môi trường làm việc không đảm bảo và có sự đãi ngộ thiếu công bằng giữa các phi công Việt Nam và phi công nước ngoài cùng năng lực.


>>>Tin liên quan: http://doisongvietnam.vn/phi-cong-to-cao-vietnamairlines-khai-khong-bang-luong-44783-6.html



Phi công tố cáo Vietnam Airlines khai khống bảng lương


Vào ngày 30/5 vừa qua, Vietnam Airlines đã tổ chức một cuộc họp do ông Phạm Ngọc Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Dương Trí Thành – Tổng giám đốc chủ trì. Vấn đề lương của phi công đã được đưa ra trao đổi tại cuộc họp này.

Cụ thể, tại cuộc họp, ông Dương Trí Thành nói: “Bây giờ lương phi công của các anh từ 250 – 300 triệu đồng/tháng. Các anh mà kêu thế là thấp thì xã hội có nghe các anh không?”.

Ông Thành cho biết thêm: “Phi công mới ra trường (đào tạo về), lương của họ cũng 70 – 80 triệu rồi”.

“Riêng hơn một nghìn phi công thì lương của họ đã chiếm đến gần một nửa quỹ lương toàn tổng công ty. Mình có 6.700 người thì hơn một nghìn phi công đã chiếm một nửa rồi, còn phần còn lại thì chia nhau”.

“Nó rất là cao chứ. Mình cũng biết rằng đó là một nghề rất đặc biệt và nó rất xứng đáng. Nhưng ngược lại, anh em cũng nên trân trọng những nỗ lực của tất cả mọi người ủng hộ cho mình”, ông Thành bày tỏ quan điểm.

Ngay sau thông tin về thu nhập của phi công VietnamAirlines mà ông Dương Trí Thành chia sẻ, báo chí đã trích ý kiến phản đối của các phi công.

Một Cơ trưởng thuộc Đội bay 787 nói “Tôi bay cả đời chưa bao giờ đạt được con số mà tổng công ty đưa ra cả”.

Cũng theo phi công này, bảng lương mà tổng công ty đưa ra tại buổi làm việc không hợp lý. Bảng lương ấy đã khai khống 20-25% giá trị thực tế phi công nhận được trước thuế, còn nếu với sau thuế là 40-45% giá trị.

Cơ trưởng A321 được nêu tên là Thắng dẫn chứng mức lương hiện tại của anh đạt cao nhất chỉ là 120 triệu.

Cơ trưởng A321 nói: “Tôi muốn chuyển hãng nhưng họ bắt đền 1,9 tỷ đồng trong khi tôi bay đã 12 năm. Nếu tính công sức và đóng góp so với lương cũng là VNA trả cho phi công ngoại quốc, họ phải trả ngược lại tôi 5 - 7 tỷ đồng. Tôi không hiểu khoản tiền 550 triệu đồng và 50 triệu đồng 'phá vỡ hợp đồng' và 'tiền tìm phi công' là tiền gì. Hợp đồng tôi ký không hề có điều khoản nào nói về số tiền này, chưa kể các hợp đồng khác cũng không có điều khoản bồi hoàn”.

Ngoài ra, nhóm phi công xin nghỉ việc còn bức xúc vì họ muốn nghỉ việc phải báo trước 120 ngày chứ không phải 45 ngày như Luật Lao động quy định. Các phi công khẳng định sẽ tiến hành khởi kiện hành chính hai văn bản của Bộ Giao thông vận tải là Thông tư số 41/2015/TT-BGTVT ngày 12 tháng 08 năm 2015 và Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2017. Theo các phi công, những văn bản này là trái luật và ngăn cản nguyện vọng chuyển việc của họ.

Bộ Giao thông vận tải cho biết Bộ đã nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ và đã giao cho các bộ phận chuyên môn nghiên cứu, xem xét và báo cáo Chính phủ về vấn đề trên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét