Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

XÉT XỬ VỤ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN SÁNG 16/5: CB YÊU CẦU PHÍA PHƯƠNG TRANG TRẢ TRÊN 17.000 TỶ ĐỒNG


“Bị cáo gia đình khó khăn lắm, mẹ bị cáo đang phải ở nhà thuê. Chồng và con bị cáo đang thất nghiệp vì lý lịch của bị cáo, mong HĐXX xem xét”, bị cáo Ngân khóc nức nở.

11:28

Phiên toà buổi sáng 16/5 kết thúc.

11:00

Luật sư Tám hỏi đại diện Công ty cổ phần Phương Trang và nhóm Phương Trang

Luật sư: Giữa công ty Phương Trang, 18 công ty liên quan Phương Trang và 22 cá nhân có mâu thuẫn quyền lợi và nghĩa vụ mâu thuẫn với nhau không?

Đại diện: HĐXX đã kiểm tra tư cách của từng pháp nhân, cá nhân và cho phép chúng tôi tham gia phiên tòa. Chúng tôi đại diện ở đây là không mâu thuẫn, riêng có 2 cá nhân chúng tôi không đại diện là ông Trương Công Bình và ông Trương Đoàn Quốc Dũng, đối với 2 cá nhân này đã thể hiện rõ là mâu thuẫn trong phiên tòa hôm qua.

Luật sư: Trong phần HĐXX xét hỏi tôi có thấy ông Phan Trung Hiếu đại diện và trả lời cho tất cả đại diện công ty Phương Trang và nhóm Phương Trang. Vậy ông Hiếu có phải là người đại diện cho tất cả?

Về câu hỏi này, HĐXX cho biết, ông Hiếu không phải là người đại diện duy nhất nhưng do HĐXX nhận được đơn của công ty Phương Trang, 18 công ty liên quan Phương Trang và 22 cá nhân có số dư nợ tín dụng như cáo trạng xác định, thì xác định không có mâu thuẫn quyền lợi nhau, trừ ông Bình và ông Dũng và trả lời tránh mất thời gian. Nếu còn thiếu thì những người khác trong nhóm đại diện có quyền bổ sung.

Luật sư hỏi Đại diện công ty CP Phương Trang

Luật sư: Công ty CP Phương Trang chính thức vay tiền của Đại Tín thời gian nào?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Công ty Phương Trang không vay tiền tại Đại Tín ngoài khoản bảo lãnh 35 tỷ đồng

Luật sư: Giữa công ty Phương Trang và 18 công ty thuộc nhóm Phương Trang thì có quan hệ vay mượn với Đại Tín trong cùng thời điểm không?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Kết luận điều tra và cáo trạng đã thể hiện rõ nên chúng tôi xin không trả lời.

Luật sư: Trong 82 khoản vay, 1 khoản nhận nợ bắt buộc, 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu của Trường Vỹ thì được ký riêng biệt, độc lập hay ký chung?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Vừa rồi luật sư cũng hỏi CB rồi nên tôi không trả lời.

Luật sư: Có bao giờ công ty Phương Trang hoặc đại diện nhóm Phương Trang và cá nhân khi vay có khiếu nại gì với Đại Tín về các khoản vay, về việc ký tên mà không nhận tiền không?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Qua lần hỏi của luật sư với CB thì HĐXX đã phân tích toàn bộ những vấn đề này liên quan đến phương thức, thủ đoạn, cấn trừ, thu chi cấn trừ khống, đẩy dư nợ cho Phương Trang nên chúng tôi từ chối trả lời.

Luật sư: Hiện nay công ty Phương Trang và một số công ty trong nhóm Phương Trang có biết tất cả 82 khoản vay của mình đang bị CB khỏi kiện ra tòa không?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Quyền lợi bị xâm hại thì chúng tôi đã tố lên CQĐT. Chuyện này nằm ngoài khả năng hiểu biết của chúng tôi.

Luật sư: Trong quá trình ký hợp đồng nhận nợ với Đại Tín thì có bao giờ công ty Phương Trang và nhóm Phương Trang có bao giờ gửi đơn xin miễn giảm lãi?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Chúng tôi xác định chúng tôi không trả lời.

Luật sư: Trước đây, có bao giờ công ty Phương Trang có dự định hay mua cổ phần của NH Đại Tín?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Ngoài phạm vi chúng tôi không trả lời

Luật sư: Các ông có căn cứ gì mà chứng minh các khoản tiền Phương Trang ký với Đại Tín với tổng số tiền 9.247 tỷ đồng trên thực tế có nhận không?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Chúng tôi không ký nợ số liệu trên 9.000 tỷ đồng

Luật sư: Toàn bộ số tiền trên CB cho rằng đã chuyển vào số tiền vay nợ thì đã chuyển đúng đến địa chỉ và tài khoản vay tiền, các ông có ý kiến gì?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Toàn bộ diễn biến, về mặt chứng từ thể hiện trong hồ sơ tín dụng nhưng diễn biến này không phù hợp với thực tiễn quá trình điều tra, cho nên các chứng từ đó, theo chúng tôi là không có ý nghĩa.

Luật sư: Trong phần tranh luận sáng nay phía đại diện Công ty Phương Trang có cho rằng, số tiền 3.936 tỷ đồng tiền gốc nhận được từ các hợp đồng tín dụng cho đến nay phía Phương Trang chưa thực hiện việc tất toán, ông cho biết ý kiến?

Đại diện công ty CP Phương Trang: Tôi xin không trả lời câu hỏi này.

Luật sư: CB cho rằng tổng khoản vay của Phương Trang đã được hạch toán và tất toán hơn 7.000 tỷ và được báo cáo tài chính hàng năm tại ngân hàng, vậy số liệu này có được thông báo cho Phương Trang không?

Đại diện công ty CP Phương Trang: CB hôm nay dựa trên hợp đồng tín dụng và chứng từ và dựa trên số liệu dư nợ bị đẩy khống và trên đó yêu cầu chúng tôi về số tiền dư nợ gốc hơn 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên chúng tôi chỉ thực nhận hơn 3.936 tỷ đồng, phần còn đã bị chiếm đoạt, 208 tỷ đồng liên quan đến Ngô Thị Ngân chịu trách nhiệm. Phương Trang chỉ trả trên dư nợ gốc.
10:52

Luật sư Lưu Văn Tám hỏi Đại diện Ngân hàng CB

Luật sư Lưu Văn Tám hỏi Đại diện Ngân hàng CB


Luật sư: Hiện nay toàn bộ các khoản vay được thể hiện trong vụ án của NH Đại Tín cho vay bao gồm của công ty Phương Trang và 18 công ty thuộc nhóm Phương Trang, 22 cá nhân thì toàn bộ hồ sơ đã chuyển qua CB?

Đại diện CB: Đúng

Luật sư: Thời điểm xảy ra các khoản vay này là thời gian nào? Thời gian của NH Đại Tín hay NH TMCP Xây dựng (VNCB) hay NH TNHH MTV Xây dựng (CB)?

Đại diện CB: Tư cách pháp nhân của NH không thay đổi nên hồ sơ chuyển giao quyền và nghĩa vụ thì CB kế thừa toàn bộ.

Đại diện CB trình bày thêm, các khoản này theo hồ sơ của CB là phát sinh từ 26/5/2010- 12/2/2012.

Luật sư: Vào thời điểm mà nhóm Thiên Thanh nhận chuyển nhượng lại cổ phần của nhóm Phú Mỹ tại Đại Tín thì các hồ sơ này có nằm trong phần chuyển nhương không?

Đại diện CB: Tất cả việc chuyển nhượng về cổ phần là chuyển nhượng riêng, còn tư cách NH là không thay đổi. Việc bàn giao nằm trong nội bộ ban điều nhà. Việc cổ đông chuyển giao không ảnh hưởng đến ban điều hành và cũng không ảnh hưởng đến các hồ sơ vay này.

Luật sư: Toàn bộ các hồ sơ vay theo cáo trạng là 82 khoản vay, 1 khoản nhận nợ bắt buộc 35 tỷ đồng và 1 khoản phát hành trái phiếu 2.000 tỷ đồng thì là của nhũng đơn vị và cá nhân nào?

Đại diện CB: Theo CB tổng kết sẽ bao gồm 23 tổ chức và 21 cá nhân. Mỗi tổ chức, cá nhân có thể phát sinh một hoặc nhiều các giao dịch. Nếu HĐXX cho phép, đại diện CB sẽ đọc toàn bộ danh sách cá nhân này.

Luật sư: Hiện nay, toàn bộ hồ sơ mà CB đang quản lý thì đã tất toán chưa?

Đại diện CB: Hiện tại còn 46 khoản vay, 1 khoản mà bảo lãnh bắt buộc và 1 khoản phát hành trái phiếu tổng cộng dư nợ gốc là 9.437 tỷ đồng, lãi nữa là tổng cộng hơn 27.000 tỷ đồng.

Luật sư: Trong cáo trạng ghi tổng số dư nợ của tất cả hợp đồng tín dụng và khoản tiền nợ và khoản phát hành trái phiếu thì thể hiện tổng dư nợ là hơn 20.000 tỷ đồng, có đúng không?

Đại diện CB: Số liệu chúng tôi chốt ngày 7/5/2018, còn cơ quan điều tra chốt trước đó, do có dư nợ có tăng lên.

Luật sư: Trong quan hệ tín dụng giữa số khách hàng này với Đại Tín trước đây có khiếu nại hay ý kiến chữ ký không có thật?

Đại diện CB: Chưa thấy khiếu nại gì. Trên nguyên tắc, khi không có khiếu nại nên không cần giám định chữ ký. 82 hồ sơ vay không có khiếu nại gì, CB cũng không tiến hành giám định hay xác minh các chữ ký có thật là của khách hàng hay không trong các hồ sơ vay này.

Luật sư: Tổng số 82 khoản nợ của Phương Trang, CB đã thực hiện quyền đòi nợ của bao nhiêu hồ sơ, bao nhiêu đơn vị?

Đại diện CB: Chúng tôi đã khởi kiện 26 khách hàng ra tòa ra TAND quận 1, 3, 7, Thủ Đức, Phú Nhuận, Bình Chánh, TP.Đà Lạt, Hải Châu (Đà Nẵng)... Tất cả các hồ sơ này chưa được chính thức thụ lý, trong đó cũng có một số hồ sơ bị đình chỉ.

Chủ tọa ngắt lời luật sư: CB phải có đơn yêu cầu tất cả các vụ án đó phải đình chỉ hết, chờ kết quả giải quyết của phiên tòa này. Nếu có TAND này giải quyết, CB sẽ phải chịu trách nhiệm.

Luật sư: Với 26 vụ kiện, có bao nhiêu vụ bị tạm đình chỉ, bao nhiêu vụ đang đuợc giải quyết?

Đại diện CB: Chúng tôi sẽ kiểm tra lại và sẽ trả lời sau.

Luật sư: Ngoài 26 vụ kiện tại các tòa án, có khoản nợ nào bán cho công ty xử lý nợ của NHNN hay không?

Đại diện CB: Chúng tôi mới chỉ đề nghị chứ chưa có hợp đồng nào.

Luật sư: Trong tổng các hợp đồng dư nợ này, có khách hàng nào làm đơn xin CB giảm hoặc miễn lãi vay hay không?

Đại diện CB: Về số lượng đơn thì chúng tôi sẽ kiểm tra lại, nhưng theo nhớ thì chỉ có một khách hàng không có đơn, còn lại có hết.

Luật sư: Vì sao các khách hàng này lại làm đơn xin miễn giảm lãi?

Đại diện CB: Khi không có khả năng trả lãi thì làm đơn.

Luật sư: CB có ý kiến gì về việc Phương Trang chỉ nói nhận gần 4.000 tỷ đồng, thay vì hơn 9.000 tỷ đồng như CB nói?

Đại diện CB: Ngân hàng chỉ giải ngân vào nhưng tài khoản theo chỉ định của khách hàng, tất cả 82 khoản vay đều giải ngân vào tài khoản theo khách hàng yêu cầu.

Luật sư: Còn khách hàng làm gì với số tiền này CB có phải chịu trách nhiệm không?

Đại diện CB: CB không kiểm soát và không quan tâm, vì đó không phải là khách hàng của CB.

Luật sư: Sau khi cho vay, CB có kiểm tra tiền có sử dụng đúng mục đích không?

Đại diện CB: Có biên bản kiểm tra, cũng như cam kết của khách hàng về việc sử dụng vốn đúng mục đích.

Luật sư: Có nhóm khách hàng nào có khiếu nại gì với Đại Tín trước đây và CB bây giờ về việc không nhận được tiền không?

Đại diện CB: Tại thời điểm giải ngân thì không, sau này phát sinh tranh chấp thì có, nhưng giờ tòa đang giải quyết.

Luật sư: Tổng dư nợ gốc của Phương Trang là bao nhiêu?

Đại diện CB: Hơn 9.400 tỷ đồng.

Luật sư: Trong có bao nhiêu lãi?

Đại diện CB: Số liệu chốt ngày 7/5/2018 thì cả gốc và lãi là trên 9.400 tỷ đồng.

Luật sư: CB yêu cầu phía Phương Trang bao nhiêu và ai phải trả?.

Đại diện CB: Đến 7/5/2018 là trên 17.000 tỷ đồng.

Luật sư: Yêu cầu 18 công ty Phương Trang và 22 cá nhân phải trả phải không?

Đại diện CB: Theo hồ sơ tín dụng, chúng tôi không nhớ chính xác được, nhưng các cá nhân, tổ chức còn dư nợ tại CB phải trả.

Luật sư: Toàn bộ các khoản tiền mà Phương Trang và các cá nhân trước đây chưa trả, CB có ý kiến gì?

Đại diện CB: Trong hồ sơ vụ án, có một số công ty đã tất toán rồi, nếu Phương Trang không nhận là tất toàn rồi thì nó sẽ làm thay đổi toàn bộ tính toán của ngân hàng.

“Nếu Phương Trang chấp nhận 7.000 tỷ đồng đã tất toán rồi thì phù hợp, còn nếu nhận chưa tất toàn thì sẽ làm thay đổi toàn bộ tính toán của CB”, đại diện CB cho biết.

Luật sư: Nếu Phương Trang nói chưa tất toàn, thì có phải tính toán lại trong báo cáo tài chính không?

Đại diện CB: Chúng tôi cần xem lại vấn đề này, nếu HĐXX xem xét chúng tôi sẽ chạy lại chương trình coi đã tất toán chưa và CB sẽ chuẩn bị tài liệu này. Việc tất toán có giấy tờ, đã được CB đưa vào báo cáo hàng năm.

Chủ tọa: Nếu cần thiết sẽ yêu cầu sau.
Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín chiều 15/5: CB yêu cầu công ty Phương Trang và nhóm Phương Trang hoàn trả hơn 9.400 tỷ đồng

10:39

Luật sư Nguyễn Kim Dung hỏi bị cáo Lâm Hứa Quỳnh Trinh

Luật sư: Khi bà Phấn kêu bị cáo lên đứng tên các hợp đồng tín dụng thì bị cáo suy nghĩ thế nào?

Trinh cho biết không suy nghĩ gì cả, chỉ giúp đỡ vì dù sao bà Phấn cũng là em của bà ngoại bị cáo.

Luật sư: Bị cáo có sợ bà Phấn không trả cho bị cáo không?

Bị cáo TRinh: Bị cáo có sợ nhưng tin tưởng bà Phấn

Luật sư: Khi nhờ thì có hứa hẹn không?

Bị cáo Trinh: Bị cáo không nhận được hứa hẹn, không nhận lợi ích gì trong việc ký các hợp đồng vay cả.

Luật sư: Sau khi đồng ý đứng tên vay, ai làm hồ sơ pháp lý?

Bị cáoTrinh: Cái đó bên ngân hàng chứ bị cáo không biết.

Luật sư: Sau khi nhận hồ sơ đề nghị vay, bị cáo có nghĩ đây là hồ sơ thật không?

“Bị cáo thấy các giấy tờ đầy đủ, hợp pháp. Trong hồ sơ cũng có các giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo”, bị cáo Trinh khẳng định.

Luật sư: Khi bị cáo ký hồ sơ vay xong, có ký giải ngân của ngân hàng không?

Bị cáo Trinh: Có. Nhưng bị cáo không nhận tiền, chỉ ký hoàn thiện hồ sơ thôi.

“Bà phấn nói chỉ giao bị cáo đứng tên giúp và ký tên hoàn thiện hồ sơ, chứ không nhận tiền”, bị cáo Trinh nói.

Luật sư: Khi bị cáo ký 8 phiếu thu, 6 bảng kê thu nộp tiền, bị cáo nghĩ gì?

Bị cáo Trinh: Bị cáo không biết nguồn tiền ở đâu cả, chỉ nghĩ sẽ có người đưa tiền cho bị cáo nên bị cáo ký.

“Theo bị cáo nghĩ tiền sẽ cấn trừ giữa Phương Trang và bà Phấn. Trong suy nghĩ, bị cáo nghĩ bà Phấn phải trả khoản tiền vay này. Bị cáo không biết các chứng từ là khống, nếu biết bị cáo đã không ký”, bị cáo Trinh cho biết.

Luật sư: Trong tổng số 3 hợp hồng ký vay thay cho bà Phấn, bị cáo có được hưởng lợi gì không?

Bị cáo Trinh: Bị cáo không được hưởng lợi gì cả. 3 HĐTD này cũng đã tất toán rồi.

Luật sư: Việc bị cáo ký vay 3 hợp đồng tín dụng, có tài sản bảo đảm, hợp đồng đã được tất toán. Vậy bị cáo nghĩ Ngân hàng Đại Tín có thiệt hại gì không?

Bị cáo Trinh: Ngân hàng Đại Tín không có thiệt hại gì.
10:28


Luật sư Phạm Anh Chiến hỏi Ngô Nguyễn Đoan Trang

Luật sư: Bị cáo đứng tên các tài sản và đứng tên trên mấy khoản vay?

Bị cáo: Vì cần vốn để kinh doanh nên nhờ bị cáo đứng tên vay trên 5 hợp đồng vay. Tất cả những hồ sơ vay đều do bà của bị cáo (bà Phấn - PV) giữ.

Luật sư: Bị cáo ký các hợp đồng vay vốn của ngân hàng không?

Bị cáo: Thưa có. Tại thời điểm đó, hồ sơ vay vốn đều đầy đủ giấy tờ. Các giấy tờ như phương án vay vốn, khả năng trả nợ…

“Bị cáo chỉ qua ngân hàng ký hoàn thiện, chứ các giấy tờ thủ tục, chứng từ thì bị cáo không làm, cũng không nhận tiền sau khi kí giấy vay”, bị cáo Trang trình bày.

Luật sư Chiến tiếp tục hỏi bị cáo Huỳnh Thị Băng Tâm

Luật sư: Có kiểm đếm tiền mặt không?

Bị cáo Băng Tâm: Bị cáo không biết, không kiểm đếm tiền mà chỉ kiểm tra chứng từ.
09:59


Luật sư Tuấn Anh hỏi nhóm Phương Trang

Luật sư: Khoản nợ mà nhóm Phương Trang thừa nhận là hơn 3.900 tỷ đồng phát sinh khi nào?

Nhóm Phương Trang: Không có khoản nợ duy nhất 3.936 tỷ đồng mà đây là số thực nhận của 82 khoản vay.

Luật sư: Đã có kỳ nào thanh toán chưa? Trong 3.900 tỷ đồng này của nhiều cá nhân và pháp nhân thì ông có phân biệt được mỗi cá nhân và pháp nhân là đang nợ bao nhiêu không?

Nhóm Phương Trang: 82 khoản vay này đã được làm rõ trong cáo trạng và từng khoản vay đều có bảng kê nêu trong các phụ lục.

Luật sư: Vậy khoản tiền 3.946 tỷ đồng này đã thanh toán chưa?

Nhóm Phương Trang: Theo hợp đồng tín dụng thì chúng tôi chưa thanh toán bất kỳ khoản nào.

Luật sư: Từ 6/2011 các ông phát hiện có sự gian dối nên tố cáo. Vậy tại sao vẫn làm thủ tục cho các khoản vay đến tận 2012?

Nhóm Phương Trang: Cần làm rõ lại thời điểm này. 29/2/2012 chúng tôi bắt đầu làm đơn tố cáo đến CQĐT.

Luật sư: Tôi đang hỏi thời điểm phát hiện ra bà Phấn gian dối?

Nhóm Phương Trang: Câu đó liên quan đến 2.000 trái phiếu của Trường Vỹ. Còn chúng tôi vẫn khẳng định là tố cáo vào tháng 2/2012.

Luật sư: Tháng 7/2011 đã phát hiện ra hành vi gian dối của bị cáo rồi, nhưng đến 5/2012 vẫn tiếp tục ký các hồ sơ và chứng từ?

Nhóm Phương Trang: Tôi thực sự không hiểu tài liệu này luật sư có ở đâu và tôi chưa được nhìn thấy những tài kiệu này.

Luật sư hỏi Hứa Thị Hạnh

Luật sư: Có giải ngân khoản nào khống cho Phương Trang không?

Bà Hạnh: Tôi không có liên quan đến lĩnh vực này.

Luật sư hỏi Lâm Hứa Quỳnh Trinh

Luật sư: Trinh là phụ trách ngân quỹ của Đại Tín. Có giải ngân khoản nào khống cho công ty Phương Trang không?

Bị cáo Trinh: Chỉ ngồi trong, không giao dịch khách hàng nên không biết

09:22

Luật sư Tuấn Anh hỏi Hoàng Văn Toàn

Luật sư: Thông thường khoản tiền giải ngân cho khách hàng vay thì gồm khoản tiền tồn đầu ngày hay cuối ngày?

Văn Toàn: Khi hợp đồng của Chi nhánh làm xong xuôi thì sẽ giải ngân cho khách hàng.

Luật sư: Nguồn tiền để giải ngân cho khách hàng đó là gì?

Văn Toàn: Tổng nguồn hoạt động của NH là gồm vốn điều lệ, tiền huy động và tiền trên thị trường 2 và các nguồn tiền khác.

Luật sư: Tiền tại NHNN là tiền của Đại Tín hay tiền đi vay của NHNN?

Văn Toàn: Là tiền của NH gửi tại NHNN

Luật sư: Nghĩa là khi tồn quỹ của ngày nhiều lên thì mình sẽ không để tại NH mà gửi NHNN, khi cần mình rút ra đúng không?

Văn Toàn: Dạ đúng

Trình bày tại tòa, bị cáo Toàn cho biết NH có thể lấy tiền gửi của khách hàng để giải ngân cho các khoản vay của khách hàng khác.

08:53

Luật sư Phan Hồng Sơn hỏi bị cáo Huỳnh Thị Băng Tâm

Luật sư: Hành vi mà bị cáo đã thực hiện qua sự chỉ đạo cấp trên mà ký khống chứng từ, bị cáo có hưởng lợi gì không?

Băng Tâm: Dạ bị cáo không có hưởng lợi gì.

Luật sư: Trong quá trình điều tra bị cáo đã ăn năn hối cải, tích cực hợp tác, nhân thân gia đình bị cáo có nhiều đảng viên, huân chương kháng chiến. Bị cáo đã nộp chưa?

Băng Tâm: Bị cáo xin vào làm việc tại Đại Tín với mong muốn có một công việc ổn định nhưng do thiếu hiểu biết pháp luật và học trái ngành nên không hiểu hết nghiệp vụ kế toán.

Bị cáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của trưởng phòng kế toán và khách hàng nên mới gây ra sự việc hôm nay. Bị cáo còn có 2 con nhỏ và là lao động chính của gia đình. Mong HĐXX xem xét vì hành vi của bị cáo không phải là cố ý

Luật sư Phạm Tuấn Anh hỏi bị cáo Ngô Thị Ngân

Luật sư: Việc mà bị cáo được nhờ mở tài khoản để góp vốn cho bà Phấn do ai quản lý?

Bị cáo Ngân: Bị cáo cho mượn tài khoản để nộp tiền vào đó chứ bị cáo không sử dụng.

Bị cáo chỉ ký tên. Muốn xem tài khoản đó thì phải nhờ kế toán chứ ngân quỹ không được xem.

Bị cáo xin HĐXX xem xét lại khoản tiền 42 tỷ đồng vì bị cáo không sử dụng và không biết số tiền đó ở đâu.

Luật sư: Số tiền bị cáo nhận hơn 4.000 tỷ đồng từ NHNN thì bị cáo làm gì?

Bị cáo Ngân: Sau khi nhận tiền thì bị cáo có gọi cho NH là mang tiền về và gọi cho Ngô Trí Đức thì anh Đức yêu cầu mang về tòa nhà Lam Giang để giao cho khách hàng. Bị cáo mang đến đó và giao cho khách hàng là Phương Trang.

Luật sư: Khi giao tiền có giấy tờ chứng nhận không?

Bị cáo Ngân: Có ký bảng tên.

Bị cáo mong HĐXX xem xét cho bị cáo vì bị cáo chỉ là nhân viên, bị cáo không biết gì.

“Bị cáo gia đình khó khăn lắm, mẹ bị cáo đang phải ở nhà thuê. Chồng và con bị cáo đang thất nghiệp vì lý lịch của bị cáo, mong HĐXX xem xét”, bị cáo Ngân khóc nức nở.

08:33

Phiên toà sáng nay 16/5 bắt đầu làm việc

Luật sư Nguyễn Văn Hiệp (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Kim Thanh) hỏi bị cáo Thanh

HĐXX nhắc nhở, luật sư để ý đến tình trạng sức khỏe của bị cáo Thanh.

Luật sư: Sáng hôm qua anh có nghe VKS công bố lời khai của mình tại CQĐT không?

Bị cáo Thanh im lặng.

Theo đó, HĐXX yêu cầu luật sư chuyển hỏi qua bị cáo khác vì bị cáo Thanh có quyền im lặng và không trả lời những câu hỏi gây bất lợi cho mình.

HĐXX cho biết, bị cáo Thanh sau khi bị khỏi tố có những biểu hiện nhận thức, sức khỏe không tốt nên đã cho đi khám tại bệnh viện. Bác sĩ điều trị cho bị cáo Thanh đã xác nhận là tình trạng của Thanh là đủ tĩnh táo và có thể trả lời xét hỏi. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe của Thanh nên yêu cầu luật sư chú ý.

Luật sư: Bị cáo Thanh đang điều trị tại bệnh viện Tâm Thần TP HCM nên tôi muốn hỏi bị cáo để biết tình trạng sức khỏe của bị cáo. Theo VKS công bố thì anh có kí 8 giấy nộp tiền, có đúng không?

Bị cáo Thanh: Có ký mà không nhớ

Luật sư: Ai bảo anh đến NH Đại Tín ký giấy thu nộp tiền đó?

Bị cáo Thanh: Cô Sáu Phấn

Luật sư: Khi bà Phấn yêu cầu anh đến NH để ký thì bà Phấn nói như thế nào?

Bị cáo Thanh: Nói đến ký nhưng không đưa tiền cho nộp

Luật sư: Khi đến đó, ai làm phiếu cho anh ký?

Bị cáo Thanh: Không biết

Luật sư: Trước đây làm chức vụ gì tại công ty Mỹ Phước và NH Đại Tín?

Bị cáo Thanh: Làm nhân viên

Luật sư: Anh có biết anh bị bệnh tâm thần từ lúc nào không?

Bị cáo Thanh: Không có bệnh. Tôi không có bệnh tâm thần

Luật sư: Khi CQĐT lấy lời khi của anh thì anh đã bệnh chưa?

Bị cáo Thanh: Có uống thuốc nhưng không bệnh

Luật sư: Suốt quá trình, anh có được cơ quan chức năng đưa đi giám định bệnh chưa?

Bị cáo Thanh: Không biết.

Luật sư Hiệp hỏi Văn Bùi Hồng Thi

Luật sư: Chị là người làm phiếu nộp tiền và phiếu thu cho anh Thanh ký?

Hồng Thi: Đúng

Luật sư: Những phiếu này làm sẵn hay làm khi anh Thanh tới?

Hồng Thi: Khi nào khách hàng yêu cầu hay lãnh đạo yêu cầu thì bị cáo sẽ lập và những nhóm này do chị Loan yêu cầu. Chị Loan yêu cầu và có sự đồng ý của chị Thảo thì bị cáo thực hiện chứ anh Thanh không yêu cầu.

Luật sư Hiệp hỏi Lâm Kim Dũng

Luật sư: Tại tòa anh có khai anh là GĐ công ty Lam Giang và anh có khai anh Thanh là Phó GĐ, đúng không?

Kim Dũng: Đúng. Trước đây ở công ty có quyết định và anh Thanh có cái card thì anh Thanh có ghi chức vụ trên đó.

Luật sư: Nhưng qua nghiên cứu vụ án và hồ sơ thể hiện anh Thanh chỉ là nhân viên chứ không phải Phó GĐ Lam Giang?

Kim Dũng: Tôi chỉ là người đứng tên giúp, không trực tiếp quản lý công ty, qua thời gian tôi ở công ty qua các hồ sơ thì tôi nhận ra chuyện đó.
08:08



Phiên tòa chiều 15/5, HĐXX đã tiến hành xét hỏi các bị cáo và những cá nhân, tổ chức liên quan.

Khai tại tòa, bị cáo Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam và các cá nhân có tài sản bị kê biên trong vụ án đề nghị HĐXX xem xét, hủy kê biên và giải tỏa tài sản, cổ phiếu, tiền tiết kiệm. Các cá nhân này cho biết, đây không phải là tài sản của bà Hứa Thị Phấn mà là tài sản thuộc sở hữu của họ.

Liên quan đến đến việc kê biên 114 bất động sản là tài sản đảm bảo cho 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ, ông Phạm Công Danh cho biết, ông đã dùng khoản tiền 3.581 tỷ đồng để trả cho những BĐS này. Tuy nhiên, khi ông hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính thì bà Phấn vẫn chưa giao 114 BĐS này cho ông.

Xác nhận lời khai của Phạm Công Danh, bị án Phan Thành Mai cho biết, ông là người tham gia soạn thảo hợp đồng chuyển giao dân sự này. Nhưng nếu tính theo thỏa thuận này thì nghĩa vụ tài chính 1.260 tỷ đồng thì Phạm Công Danh chưa thực hiện.

Cũng tại phiên tòa, đại diện CB yêu cầu Phương Trang và nhóm Phương Trang hoàn trả lại số tiền dư nợ gốc hơn 9.400 tỷ đồng. Theo đó, CB cũng yêu cầu giao các tài sản đảm bảo để quản lý và phát mại theo quy định pháp luật.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét