Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Góc nhìn cho các doanh nghiệp sẽ thay đổi từ vụ Tân Hiệp Phát

Theo ông Cao Xuân Quảng, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn ra thị trường và trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.






Trách nhiệm của doanh nghiệp nhìn từ vụ Tân Hiệp Phát

Dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát. (Nguồn: TTXVN)

Thời gian gần đây, hàng loạt phát hiện của các doanh nghiệp, người tiêu dùng về sản phẩm kém chất lượng của Công ty Tân Hiệp Phát đã khiến người tiêu dùng hoang mang.
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Cao Xuân Quảng, Phó Trưởng Ban Điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh-Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) về vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với người tiêu dùng.

- Trong thời gian gần đây, hàng loạt sản phẩm kém chất lượng bị phát hiện gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, đơn cử là vụ việc của Tân Hiệp Phát. Với vai trò là nhà quản lý, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Việc trên thị trường tồn tại các sản phẩm kém chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, đồ ăn, đồ uống hiện đang là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, việc có tồn tại tỷ lệ nhất định sản phẩm không đạt chất lượng là vấn đề có thể hiểu được. 

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là cách doanh nghiệp xử lý khi phát hiện các sản phẩm kém chất lượng. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp đã kết hợp rất hài hòa giữa việc áp dụng các quy định, chính sách về bảo hành sản phẩm với việc thỏa mãn, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, có những vụ giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp không đạt được phương án giải quyết thống nhất, thậm chí, một số vụ việc tranh chấp đã dẫn tới những vấn đề phát sinh vượt ngoài khả năng kiểm soát của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong những trường hợp như vậy, thiệt hại đối với các bên là rất nặng nề.

Từ phía cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi cho rằng một mặt cần tiếp tục nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, trang bị cho người tiêu dùng không chỉ kiến thức mà còn phải cả công cụ hiệu quả để hỗ trợ trong quá trình phát hiện và xử lý các sản phẩm kém chất lượng trên thị trường. Đồng thời, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn ra thị trường nói riêng và trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. Có như vậy, các hệ lụy phát sinh từ việc sản phẩm kém chất lượng mới có thể được kiểm soát và giải quyết một cách hiệu quả cho cả hai bên.

Nguồn:  Trần Quý Thanh giám đôc điều hành Tân Hiệp Phát

0 nhận xét:

Đăng nhận xét